SETP

CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG
VIỆT NAM – EU (SETP)

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam - EU (EVSET)

Mục tiêu

Dự án EVSET sẽ đóng góp vào mục tiêu chung của chương trình SETP gồm (i) nâng cao hiệu quả năng lượng (ii) tăng cường tỷ trọng năng lượng trong cơ cấu năng lượng quốc gia, và (iii) cải thiện hiệu quả hoạt động của Hệ thống Thông tin Năng lượng Việt Nam (VEIS).

Dự án cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc và không thuộc Bộ Công Thương theo nhu cầu, xây dựng năng lực và chuyên môn trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ và tri thức thông qua hợp tác trong nghiên cứu, giáo dục đại học và R&D về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, các chính sách năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, các khung pháp lý và quy định, các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật, phân tích thị trường điện, quản trị năng lượng, hệ thống thông tin năng lượng, lập ngân sách và quy hoạch năng lượng.

Theo ủy quyền của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Liên danh Dự án đứng đầu bởi Stantec, gồm Trung tâm Phát triển Nguồn lực Năng lượng Môi trường (CEERD), Thái Lan; Tổ chức Quản lý năng lượng Đan Mạch (DEM), Đan Mạch; và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hà Lan sẽ thực hiện  dự án EVSET.

Đơn vị thụ hưởng

Các đối tượng thụ hưởng chính của Dự án EVSET là Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thụ hưởng khác bao gồm các bên liên quan khác trong lĩnh vực năng lượng, như Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, các Ủy ban của Quốc Hội liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghê, v.v., và các tổ chức xã hội liên quan khác.

Các hoạt động dự án

Các hỗ trợ kỹ thuật trong các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương sẽ được xác định thông quan thảo luận sâu với các đơn vị thuộc BCT và EUD. Các hoạt động này sẽ hỗ trợ BCT trong các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực năng lượng hướng tới đạt được cam kết của Chính phủ Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” (NetZero) vào năm 2050 với sự hỗ trợ từ quốc tế. 

Các đơn vị trực thuộc BCT nhận các hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu là EREA, DEESD, ERAV, OGCD và có thể là EVN, PVN và TKV, Viện Năng lượng với các điều kiện do BCT phê duyệt.

Các hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị không thuộc Bộ Công Thương sẽ được xác định qua các đợt kêu gọi gửi đề xuất hỗ trợ kỹ thuật (CfTA) được mở hàng năm. Theo đó, dự án sẽ đưa ra các hướng dẫn gửi đề xuất cho mỗi đợt kêu gọi, và các hỗ trợ kỹ thuật cụ thể từ Dự án EVSET sẽ do BCT phê duyệt và EUD xác nhận.

Các đối tượng thụ hưởng chính không thuộc BCT chủ yếu là các bên liên quan khác trong lĩnh vực năng lượng như như Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, các Ủy ban của Quốc Hội liên quan, các Bộ khác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghê, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải v.v.), các Viện Nghiên cứu & Phát triển, các tổ chức giáo dục đại học và các tổ chức xã hội và chuyên nghiệp khác của Việt Nam.

Xem thêm về các đợt kêu gọi gửi đề xuất hỗ trợ kỹ thuật dành cho các đơn vị không thuộc BCT tại đây

Nhóm Dự án EVSET đóng vai trò Ban Thư ký VEPG nhằm hỗ trợ các hoạt động VEPG và thúc đẩy các đối thoại chính sách và chuyền đề giữa Việt Nam, các Đối tác Phát triển, các doanh nghiệp nhà nước và các bên liên quan phi nhà nước trong lĩnh vực phát triển năng lượng trong bối cảnh hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký VEPG là hỗ tợ các hoạt động của VEPG, bao gồm hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động năm của VEPG và các nhóm Công tác kỹ thuật, tổ chức các Hội nghị cấp cao, họp Ban chỉ đạo và họp nhóm Công tác kỹ thuật, chuẩn bị các báo cáo tiến độ và báo cáo giám sát của các nhóm Công tác kỹ thuật. Đồng thời, Ban Thư ký VEPG cũng hỗ trợ các nhóm Công tác kỹ thuật trong việc thành lập các Tổ Chuyên trách về các chủ đề cụ thể và ưu tiên trong phạm vi hoạt động của nhóm Công tác kỹ thuật đó. 

Từ đầu năm 2022, VEPG đã được tái cấu trúc với 5 nhóm Công tác kỹ thuật (CTKT): CTKT1 – Quy hoạch Chiến lược ngành Điện, CTKT2 – Năng lượng Tái tạo, CTKT3 – Tích hợp lưới Điện và Hạ tầng lưới Điện, CTKT4 – Hiệu quả Năng lượng, và CTKT5 – Thị trường Năng lượng. Trong mỗi nhóm CTKT, các Tổ chuyên trách sẽ được thành lập để tập trung cho các chủ đề ưu tiên. Thành viên của các nhóm CTKT sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách này.

Xem thêm thông tin về VEPG tại đây.

Hợp phần hỗ trợ ngân sách thuộc SETP đã giúp tăng cường ngân sách quốc gia để đạt được các mục tiêu về chuyển dịch năng lượng. Theo đó, Dự án EVSET sẽ chịu trách nhiệm cho việc xác minh các đầu ra của hỗ tợ ngân sách hàng năm. Việc xác minh chỉ số thực hiện sẽ được thự chiện thông qua giám sát và xác minh dựa trên bằng chứng đối với các Chỉ số thực hiện và Phân tích Chính sách Ngành đã được Chính phủ Việt Nam và EU đồng ý. 

Xem thêm về hỗ trợ ngân sách thuộc SETP tại đây

Dự án EVSET sẽ hỗ trợ các hoạt động truyền thông và nhận diện của toàn bộ chương trình SETP và hỗ trợ của Team Europe cho lĩnh vực năng lượng Việt Nam tới công chúng nói chung, báo chí và các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng.

Thông tin liên hệ

Đầu mối: Ms Đỗ Thị Huyền Trang, Trợ lý Dự án, tdothihuyen@snv.org  (0)24 3846 3791 máy lẻ 129 (Việt Nam)

Liên hệ Truyền thông: EVSET.Facility@setp.vn | Tel: (0)24 3846 3791 Máy lẻ 129 (Việt Nam)

Địa chỉ Văn phòng: SNV, Tầng 3, Tòa D, Khách sạn La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tiến độ dự án

Đang cập nhật

Thông tin tham khảo

Đối tác triển khai

Liên danh Dự án do Stantec đứng đầu, gồm Trung tâm Phát triển Nguồn lực Năng lượng Môi trường (CEERD), Thái Lan; Tổ chức Quản lý năng lượng Đan Mạch (DEM), Đan Mạch; và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hà Lan.

Đối tác Chính phủ

Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA), Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững (DEESD), và Vụ Dầu, Khí và Than (OGCD)

Thời gian triển khai

Từ 2023 đến 2027

Back To Top